Nhà kinh tế học Bangladesh được trao tặng giải Nobel hòa bình, Muhammad Yunus cho hay:

Tất cả con người trên thế giới này đều có tinh thần kinh doanh khởi nghiệp.

Từ thời kỳ đồ đá cổ xưa, con người đã biết tự làm chủ, tự đi kiếm đồ ăn để nuôi sống bản thân và sáng tạo ra luật lệ để tồn tại. Khi văn minh loài người được khai hoá, chúng ta trở thành những con người lao động mà quên mất rằng chúng ta cũng là những người có tinh thần khởi nghiệp. Tại trường học, chúng ta học thuộc kiến thức cho những kỳ thi và bài kiểm tra, thế nhưng khi ta đi làm, chúng ta không thể áp dụng phương pháp học như vậy bởi vì những kiến thức mà bạn cần luôn thay đổi theo thời thế. Để vượt qua những thử thách trong công việc, chúng ta cần phải tìm lại tinh thần khởi nghiệp đã có sẵn trong bản năng của mình và sử dụng chúng trong sự nghiệp của mình.

Nhà sáng lập LinkedIn, Reid Hoffman, đã tìm ra đặc điểm chung của những doanh nhân thành đạt và những công ty khởi nghiệp thành công tại thung lũng Silicon. Ông chỉ ra rằng thời gian sẽ giúp con người có thể tự đầu tư vào bảo thân mình, để đạt được những kỹ năng cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay. Trong thời đại này, hàng nghìn lao động có thể thay thế vị trí của bạn; vậy câu hỏi đặt ra là điều gì đã tạo động lực cho bạn và bạn có những nền tảng và kỹ năng đặc biệt nào để khiến bạn nổi trội hơn những ứng viên khác. Nếu bạn không có kỹ năng nào cũng không sao vì con người vẫn luôn trong tiến trình phát triển.

Ba yếu tố quan trọng mà bạn cần để đánh giá bản thân là tài sản, giá trị thị trường và khát vọng cá nhân. Đối với yếu tố đầu tiên, bạn nên đánh giá các giá trị tài sản mà bạn đang sở hữu như kiến thức, kỹ năng, các mối quan hệ xã hội, và tiền bạc. Từ đó, bạn sẽ tự đánh giá được vị trí của mình là ở đâu trên thương trường. Tiếp theo, hãy đánh giá tình hình thị trường lao động thực tại xem bạn có khả năng kiếm được bao nhiêu tiền. Cuối cùng, hãy lập danh sách những dự định và mong ước của bạn, cũng như những gì mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Ba yếu tố này nên được cân bằng trong mọi thời điểm. Những kỹ năng không kiếm được ra tiền có thể thỏa mãn mong ước của bạn nhưng lại không mang lại lợi ích trong thời gian dài, cũng như vậy, nếu bạn cứ chạy theo thị trường để làm những công việc mà bạn không thích thì công việc đó cũng sẽ không bền lâu.

Vậy nên hãy tìm kiếm và củng cố những kỹ năng của mình theo hướng tạo nên giá trị của bạn trên thị trường và giúp bạn đi theo định hướng và sở thích của mình.

Bạn cũng có thể trở nên cạnh tranh hơn bằng cách thay đổi môi trường lao động của bạn. Ví dụ, một số cầu thủ bóng rổ Mỹ dù không có đủ khả năng để vào NBA nhưng lại thi đầu thành công tại Châu Âu. Kế hoạch bạn đặt ra có thể vẫn còn nhiều lỗ hổng so với khả năng thực tế. Hãy xác định những điểm mà mình còn thiếu sót và rút ngắn khoảng cách đó bằng việc tiếp tục học hỏi. Cách học hiệu quả nhất chính là qua thực tế. Bằng việc luôn dự trù trước so với thực tế, bạn có kế hoạch A và B cho bản thân. Nếu kế hoạch A diễn ra không như dự tính, hoặc bạn có những cơ hội tốt hơn, hãy chuyển sang kế hoạch B. Đừng quên chuẩn bị kế hoạch Z để hỗ trợ cho trường hợp xấu nhất. Chính sự bền bỉ, linh hoạt và thích nghi nhanh này là chìa khóa cho sự thành công.

Con người chính là yếu tố quyết định làm chủ tài nguyên, cơ hội, thông tin, và nguyện vọng. Xây dựng mối quan hệ giữa các yếu tố này chính là chìa khoá để mở ra tiềm năng phát triển nghề nghiệp. Không ngừng tham khảo ý kiến và hợp tác với những người có quan hệ mật thiết với bạn trong chuyên ngành và công việc cũng như những người quen để mang lại sự đa dạng hóa trong mối quan hệ xã hội của bạn. Để mở rộng và tăng cường các mối quan hệ, bạn nên chủ động giới thiệu, cùng hợp tác trong các dự án và giữ liên lạc với những người có chung mối quan tâm. Giữ những mối quan hệ ngẫu nhiên có chọn lọc và cùng hợp tác với những người mới trong các mối quan hệ của bạn sẽ tạo ra những cơ hội đột phá trong sự nghiệp và thăng tiến.

Rủi ro là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Bạn nên chủ động nhìn nhận những rủi ro trong suy nghĩ xung quanh mình. Có khá nhiều lý do khiến chúng ta đánh giá quá cao những rủi ro sắp xảy tới. Nếu bạn có thể tính toán và chịu đựng được rủi ro tồi tệ nhất, bạn sẽ không còn phiền muộn về những gì không chắc chắn. Sẽ luôn có những điều chúng ta không biết, nhưng những điều đó không đồng nghĩa với việc đó là rủi ro. Bạn có thể luyện tập  tính kiên cường, không nản chán bằng việc tạo một vài rủi ro trong đời sống hàng ngày một cách đều đặn.

Khả năng tiếp cận thông tin cần thiết chính là cách tốt nhất để đối đầu với những thử thách ngày nay. Và đối với sự nghiệp của bạn, chính những mối quan hệ xã hội sẽ giúp bạn phát triển hơn. Vậy nên, hãy bắt đầu đầu tư hơn vào những mối quan hệ xã hội, những kỹ năng cá nhân, những cơ hội đột phá, những rủi ro trong suy nghĩ, và quan trọng nhất, hãy bắt đầu kế hoạch riêng cho sự nghiệp của mình. Cuộc sống là như vậy, và chìa khóa để thành công là không bao ngừng khởi động. Khởi nghiệp chính là bạn.  

Nguồn: Animated Summary of The Start-up of You

Photo: Unsplash