Trong bối cảnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đang được dần nới lỏng, bạn có thể sẽ chuẩn bị quay lại văn phòng để làm việc - tùy thuộc vào vị trí, lĩnh vực và điều kiện chuyên môn của từng cá nhân. Có lẽ bạn đang cảm thấy lo lắng và hoang mang không biết liệu mọi thứ có bình thường như trước hay không? Một khảo sát được thực hiện bởi Limeade đầu năm 2021 với sự tham gia của hơn 4,500 nhân công tại Mỹ và bốn quốc gia khác cho biết tất cả mọi người đều cho rằng họ trải qua cảm giác áp lực và lo lắng khi nghĩ đến việc quay trở lại trụ sở công ty để làm việc.

Photo by Arlington Research / Unsplash

Chắc hẳn bạn đã phải trải qua nhiều sự điều chỉnh kể từ khi làm việc tại nhà, ví dụ như không lái xe đến công ty, giao tiếp qua màn hình máy tính, hay thậm chí là xếp xó trang phục đi làm ở một góc tủ hơn cả năm nay. Giờ đây, khi đã đến lúc phải thực hiện lại những thói quen trên ắt hẳn sẽ rất mới lạ và choáng ngợp đối với bạn. Chưa kể sẽ còn những tiềm ẩn về vấn đề an toàn trong đại dịch này. “Trong khi biến thể Delta đang lan rộng khắp thế giới, và một số khu vực cũng chứng kiện phản ứng do dự của người dân đối với việc tiêm chủng vaccine, thì việc quay trở lại văn phòng làm việc trực tiếp có thể là một bước đi đầy tính rủi ro” - Huấn luyện viên nghề nghiệp của Muse Lauren Wethers chia sẻ.  Cô ấy thấy điều này phổ biến nhất với những cá nhân đặc biệt thận trọng với việc tiếp xúc gần vì họ tin rằng ở nhà là an toàn nhất trong khi môi trường làm việc đông người là một rủi ro rất lớn.

Việc chúng ta phải cùng chung sống với đại dịch thời hiện tại là một điều chưa có tiền lệ, và bây giờ việc thích nghi trở lại với cuộc sống văn phòng cũng như vậy. Sau những nỗ lực điều chỉnh quy tắc và thói quen cá nhân trong hàng chục tháng vừa qua, bạn sẽ sắp sửa tiếp tục làm những việc tương tự như vậy với tình hình mới này. Theo trang USA Today, nhiều chuyên gia nhận định rằng quá trình chyển đổi lần 2 này sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều.

Nỗi lo ngại đến từ đâu?

Trước hết, chúng ta cần phải xác định chính xác điều gì khiến bạn căng thẳng khi quay trở lại làm việc tại văn phòng đến như vậy. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Social: Làm thế nào để bắt đầu những cuộc hội thoại xã giao? Liệu nó có trở nên khó xử khi tiếp xúc trực tiếp với đồng nghiệp hay không? Làm cách nào để tôi trở lại thế giới văn phòng công sở - đặc biệt khi tôi đã trải qua một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống, ví dụ như sinh con, chuyển nơi sinh sống hay đối phó với bệnh tật? Làm cách nào để xây dựng ranh giới trong công việc để từ đó có được các mối quan hệ lành mạnh tại nơi làm việc? Điều gi sẽ xảy ra nếu như tôi vẫn chưa sẵn sàng về mặt tinh thần để ngừng làm việc từ xa?
Safety: Bên cạnh sự căng thẳng của đời sống công sở, những vấn đề về an toàn đáng được lưu ý. Liệu mọi người đã được tiêm chủng hay chưa - và điều gì sẽ xảy ra nếu họ chưa được chủng ngừa? Công ty của tôi có đang thắt chặt các biện pháp phòng dịch một cách nghiêm túc và triệt để hay không? Chính sách nào sẽ được áp dụng nhằm thảo luận và trình bày quan điểm về vấn đề này? Trong trường hợp số ca mắc mới tiếp tục tăng cao, thủ tục để đối phó sẽ ra sao? Tôi sẽ cần làm gì nếu bản thân không thoải mái với tình huống diễn ra trong văn phòng của mình?
Work-life balance: Bằng cách nào tôi có thể duy trì sự cân bằng hoặc những điều mà tôi thường hay tận hưởng khi còn làm việc từ xa? Liệu việc kết hợp thời gian cho gia đình, sở thích cá nhân vào lịch trình của mình có khả thi hay không? Tôi có thể dần dần thích nghi với việc quay trở lại văn phòng được không?
Working from Home
Photo by Mikey Harris / Unsplash

Điều quan trọng để bắt đầu thích ứng với quá trình chuyển đổi môi trường làm việc này là suy nghĩ thấu đáo và viết ra những mối bận tâm của bạn, để từ đó có thể hiểu rõ bản thân muốn gì và truyền đạt chúng một cách ngắn gọn, hiệu quả. Sau đấy, lập nên kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết nhu cầu của bạn.

Dưới đây là 5 cách giúp quá trình chuyển đổi môi trường làm việc của bạn trở nên dễ dàng hơn:

Chia sẻ mối quan tâm với sếp của bạn

Sếp của bạn có lẽ đã thông báo về kế hoạch đem nhân viên quay trở lại văn phòng, nhưng trong trường hợp bạn chưa biết hay có bất cứ điều gì còn gây bối rối và không rõ ràng , hãy chủ động hỏi họ về vấn đề này. Bạn cũng có thể liên hệ với bộ phận nhân sự của công ty để được giải đáp về những vấn đề dưới đây:

  • Nhắc lại chính sách của công ty: “Tôi hiểu rằng nhân viên sẽ được yêu cầu quay lại trụ sở công ty vào ngày 01 tháng 9 trừ khi họ có lý do cụ thể để vắng mặt trong khoảng thời gian nhất định.”
  • Làm rõ chính sách: “Quyết định này có bao gồm những người chưa được tiêm vắc xin hay không? Những biện pháp phòng chống dịch bệnh nào sẽ được áp dụng và nhân viên sẽ cần phải làm gì khi quay lại công ty?”
  • Trình bày mối lo ngại: “Tôi lo lắng về một số vấn đề như không gian làm việc chung, nhân viên không nghiêm túc chấp hành biện pháp phòng dịch và thời điểm giao thông đông đúc vào buổi sáng
  • Đặt câu hỏi: “Chính sách của công ty là gì? Hình thức xử lý đối với những người không chấp hành luật lệ là gì?
Two middle age business workers smiling happy and confident. Working together with smile on face hand giving high five at the office
Photo by krakenimages / Unsplash

Quá trình này là cơ hội giúp sếp điều chỉnh chính sách và giúp bạn bày tỏ nhu cầu cá nhân, đặc biệt trong trường hợp yêu cầu sự thay đổi hoặc miễn giảm nhất định. Bạn không nên cảm thấy lo sợ về việc nêu lên ý kiến để bảo vệ bản thân mình. Andrea Kamins - một nhân viên phòng khám chuyên cung cấp liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân đang vật lộn với vấn đề kiệt sức trong công việc (burnout) cho biết ngay cả những nhân viên được tiêm vắc xin đầy đủ vẫn hoàn toàn có khả năng gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất sau một thời gian dài làm việc từ xa.

Lập kế hoạch thích nghi theo khả năng của bản thân

Mặc dù điều này phụ thuộc vào tính chất công việc của bạn làm, bạn vẫn nên cân nhắc xem liệu có cần thiết làm việc tại văn phòng năm ngày một tuần ngay trong thời gian sắp tới hay không?! Bạn có thể đề xuất ý kiến đến văn phòng một vài ngày trong tuần hoặc chỉ đến vào nửa còn lại trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được nỗi lo lắng có thể xuất hiện khi phải trải qua một sự thay đổi đột ngột trong môi trường làm việc. Điều này cũng đúng ngay cả khi bạn không làm việc toàn thời gian tại văn phòng. Giả sử nếu mục tiêu của bạn là áp dụng một lịch trình làm việc tích hợp (hybrid schedule) trong đó bạn sẽ đi làm 3 tuần trên ngày tại công ty, vậy thì bạn có thể bắt đầu với một ngày rồi dần dần tăng lên ba ngày hay không?

Hãy xác định khía cạnh nào của quá trình chuyển đổi nơi làm việc khiến bạn cảm thấy phiền toái và căng thẳng nhất, sau đó trình bày rõ ràng để có thể từ từ thích nghi thay vì quay trở lại một cách đột ngột. Bạn cũng có thể đưa ra một số lựa chọn cho lịch trình của mình và đề xuất cho sếp của bạn để họ thấy rằng bạn đang cố gắng cân bằng nhu cầu của bản thân và nhu cầu của công việc.

Làm quen lại với những nghi thức công sở

Trước thời điểm dịch bùng phát, chắc chắn bạn đã có những việc thường làm vào buổi sáng được xác định rõ ràng, ví dụ như ăn sáng cùng gia đình - thay trang phục đi làm - đưa con đi học - đến văn phòng công ty... Đây là lúc thích hợp để bắt đầu thực hiện lại chúng và dần quen với guồng nếp sống mới trước khi quay lại văn phòng.

  • Hãy đặt báo thức và tự đánh thức mình dậy mỗi ngày như thể bạn chuẩn bị đi làm
  • Ăn mặc chỉnh tề ngay cả khi bạn chỉ ở nhà làm việc như mọi ngày
  • Chuẩn bị sẵn những bộ đồ khiến bạn thoải mái nhất khi đi làm
Two business women talking about sales in office at desk with laptop
Photo by LinkedIn Sales Solutions / Unsplash

Nếu tài chính cho phép, bạn có thể tự thưởng cho mình một món phụ kiện hoặc một bồ đồ mới dành cho dịp đi làm lại. Tuy chỉ là một hành động nhỏ nhưng có thể sẽ là một nguồn năng lượng tích cực giúp bạn tự tin hơn đấy!

Xây dựng giới hạn và thực hiện chúng

Hãy tưởng tượng cảnh đến văn phòng, đây chính là thời điểm tuyệt vời để suy nghĩ về những gì bạn muốn thảo luận với đồng nghiệp và làm thế nào để giao tiếp hiệu quả. Xác định giới hạn mà bạn muốn và sẵn sàng để nói rằng: Tôi chưa sẵn sàng để nói về những gì đã xảy ra đến với gia đình mình trong mùa dịch vừa rồi” hoặc “Tôi chưa muốn tiếp xúc gần với mọi người ngay lúc này.” Nếu điều này là một thử thách đối với bạn - và cũng với những người khác nữa, hãy viết ra những điều bạn định nói hoặc nói to trước gương. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin ý kiến nhận xét về hành động vừa rồi từ người thân để đảm bảo mình đang giao tiếp rõ ràng và tôn trọng đối phương.

May mắn thay, chúng ta hoàn toàn có thể tiên liệu được các cuộc hội thoại sẽ diễn ra trong ngày quay lại trụ sở công ty, có thể kể đến như thảo luận về cách thức làm quen với khoảng thời gian mới này, hay tám chuyện với nhau về những thay đổi mỗi cá nhân có trong suốt khoảng thời gian làm việc tại nhà. Bạn nên suy nghĩ trước xem điều gì là quan trọng đối với bạn để khi mà phải gặp những câu hỏi “khó đỡ” khiến bạn không thoải mái thì bạn sẽ không phải hì hục tìm cách trả lời sao cho hợp lý.

 walkway
Photo by Héctor J. Rivas / Unsplash

Bạn hoàn toàn nên làm điều tương tự: Tôn trọng nhu cầu của đồng nghiệp. Một số sẽ rất vui vẻ khi được quay lại công ty sau một thời gian dài đằng đẵng ở nhà, còn một số thì lại không. Thậm chí họ sẽ đang còn giãn cách xã hội, đeo khẩu trang hay nói cách khác là tự bảo vệ cho chính mình. Vài cặp cha mẹ thậm chí đang xoay xở với nhịp sống không còn ở gần con mình như trước. Rồi kể cả những người hướng nội có thể thấy mệt mỏi và tốn năng lượng khi đột nhiên ở bên cạnh nhiều người liên tục trong một ngày như vậy. Hay nói cách khác, đồng nghiệp của bạn cũng có những “nỗi khổ” riêng trong những ngày đầu quay lại công ty làm việc giống như bạn.

Tìm kiếm một cơ hội mới

Thời điểm đặc biệt này khó có thể được xem như một cơ hội, tuy nhiên, sẽ không có thời điểm nào tốt hơn ngay lúc này để xem lại hành trình làm việc và xem liệu có gì có thể được cải thiện. Đây cũng là lúc phù hợp để đánh giá xem liệu căng thẳng của bạn xuất phát từ sự thay đổi về môi trường, hay là về chính bản thân công việc đó.

Wether khuyên bạn nên theo dõi cảm xúc của mình trong một ngày làm việc bình thường. Bạn chỉ cảm thấy mức độ lo lắng và bồn chồn tăng cao khi bạn nhận được email về tình hình bãi đỗ xe sẽ như thế nào khi nhân viên bắt đầu đi làm lại? Hay bạn bắt đầu co rúm sợ hãi ngay cả khi chỉ mới mở laptop ra? Nếu câu trả lời của bạn là lựa chọn thứ hai, đó có lẽ là dấu hiệu cho thấy bạn nên dành thời gian suy nghĩ về những gì bạn thực sự muốn và cần, và chuẩn bị cho công cuộc tìm kiếm công việc mới mà sẽ cho bạn một trải nghiệm vui vẻ và bớt áp lực hơn.

Nguồn: The Muse