Một trong những câu tôi thường bị hỏi đó là "Bạn làm thế nào để trở thành một người quản lý sản phẩm (product manager) nếu bạn chưa từng làm công việc này bao giờ?"

Cách đây không lâu, tôi đã từng có câu hỏi y chang như vậy. Nó giống như câu hỏi về con gà và quả trứng, bạn không thể nhập hội trừ khi bạn đã là một thành viên.

Là một quản lí bộ phận tại công ty startup Edtech, tôi rất có hứng thú khi làm việc với các sản phẩm. Tôi hi vọng có thể chuyển vị trí của mình sang vai trò sản phẩm trong công ty. Tôi cho rằng hiểu biết sâu sắc của mình về nội dung sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng sẽ là điểm mạnh của mình. Nhưng tôi đã bị đáp lại rằng "Xin lỗi, chúng tôi thực sự cần một người có kinh nghiệm quản lý sản phẩm."

Trong một vài năm gần đây, sau khi có nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu, tôi đã thành công khi chuyển sang vị trí quản lý sản phẩm (product management). Thi thoảng, tôi nhận được những yêu cầu ngẫu nhiên hoặc lời giới thiệu tới những người quen với cùng một câu hỏi "Nếu tôi muốn trở thành một nhà quản lý sản phẩm mà chưa có kinh nghiệm gì, tôi phải làm thế nào?"

Đây là câu chuyện tôi chia sẻ từ hành trình của mình. Tôi không dám đảm bảo kết quả gì sau khi sử dụng công thức này, tôi chỉ biết rằng sau nhiều lần thử và thất bại, đây là những thứ giúp tôi đạt được vị trí như hôm nay. Tôi chúc các bạn may mắn với hành trình riêng của mình

Bước 0: Làm việc với sản phẩm (hoặc ít nhất, tiếp cận với sản phẩm gần nhất có thể)

Bạn không thể phá vỡ chu kỳ gà và trứng mà không hiểu rằng làm một con gà là như thế nào. Bạn có thể cảm thấy rằng mình không thực sự làm gì với "sản phẩm" nếu tiêu đề có một chút khác đi, nhưng những điểm sau đây đủ tiêu chuẩn để giúp bạn:
- Thu thập phản hồi từ người dùng, ưu tiên phản hồi về tác động kinh doanh và tác động của người tiêu dùng và chia sẻ thông tin với những người ra quyết định liên quan
- Đưa ra một ý tưởng mới cho tính năng và nêu chi tiết, sau đó tìm hiểu tính khả thi của sản phẩm
- Phân tích dữ liệu từ trang web / ứng dụng để xác định đường dẫn người dùng phổ biến hoặc các sự kiện kinh doanh nhất định
- Quản lý doanh thu hoặc lãi và lỗ cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể
- Dẫn dắt một dự án từ đầu đến cuối bao gồm những người từ các nhóm khác nhau cùng nhau xây dựng một cái gì đó

Trước khi tôi trở thành người quản lý sản phẩm chính thức, tôi đã rút kinh nghiệm từ việc tập trung vào sản phẩm. Là người quản lý bộ phận, rất nhiều thành công của tôi đến từ sự hiểu biết sâu sắc liên quan đến sản phẩm và sự ủng hộ cho các tính năng mới mà các đối tác của tôi cần. Là người dẫn đầu trong ngành, kiếm được hơn 100 nghìn đô la một tháng, tôi ưu tiên tiếp thị, viết và tài nguyên sản phẩm để giúp doanh nghiệp phát triển.

Bước 1: Đọc
Dưới đây là những thứ tôi đọc được khi chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn xin việc và xem xét xem liệu tôi có thực sự muốn chuyển đổi không:
- Cracking the PM Interview  - khá cơ bản, nhưng cho bạn cái nhìn bao quát về những câu hỏi và bài tập phổ biến. Nếu bạn chưa thực hiện các cuộc phỏng vấn trường hợp, đây là một cách tốt để thực hành
- Stratechery - Bản tin hàng ngày bao gồm phân tích chuyên sâu về công nghệ, bao gồm chi tiết về các động thái chiến lược, sáp nhập của các công ty, tại sao một số sản phẩm thất bại và các sản phẩm khác thì không. Tôi thực sự đã không bắt đầu đọc nó cho đến khi tôi bắt đầu công việc hiện tại của mình, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng với phí đăng ký $ 10/ tháng nếu bạn muốn cải thiện tư duy chiến lược cấp vĩ mô về bối cảnh công nghệ.
- Ken Norton’s Bringing the Donuts Newsletter  - Đưa ra lời khuyên để trở thành quản lý sản phẩm, bao gồm các tin tuyển dụng và những cuốn sách nên đọc.
- Julie Zhuo’s blog and newsletter  - Những kinh nghiệm và bài học cá nhân chân thật của tác giả với tư cách là phó chủ tịch thiết kế sản phẩm tại Facebook. Cô ấy rất giỏi trong việc giải quyết các mâu thuẫn cá nhân đi kèm với một người dẫn đầu sản phẩm (đối phó với các vấn đề bất an, xâm nhập vào ngành công nghiệp, xử lý xung đột, phản ứng với sự từ chối).

Bước 2: Đặt câu hỏi
Tôi đã nhờ bạn bè giới thiệu tôi với bất kỳ người quản lý sản phẩm nào họ biết, thậm chí là người quen của người quen. Sau đó, tôi phân loại thông tin liên lạc của người quản lý sản phẩm mà tôi đã gặp trong các danh mục sau:
1. Tôi hoàn toàn không thích làm việc tại công ty của họ
2. Tôi thích làm việc tại công ty của họ

Tôi đã thiết lập 5 - 10 cuộc gọi với các nhà quản lý sản phẩm trong nhóm 1 để hỏi tất cả các câu hỏi liên quan tới nghề nghiệp của mình:
- Bạn tìm kiếm gì khi phỏng vấn quản lý sản phẩm?
- Đây là kinh nghiệm trung thực của tôi, bạn nghĩ tôi nên làm nổi bật những phần nào?
- Làm thế nào bạn lên được vị trí này trong công việc?

Bởi vì tôi không thực sự phỏng vấn họ, tôi cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những điểm yếu của mình.
Từ những cuộc gọi này, tôi đã có thể hình thành hiểu biết của riêng mình về một người quản lý sản phẩm "lý tưởng": có tư duy phân tích, hiểu biết về kỹ thuật, hướng đến người tiêu dùng, ltư duy phản biện, chiến lược và có thể làm việc với nhiều kiểu người khác nhau và khích lệ họ.

Tôi nghĩ về điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Tôi yếu về phân tích dữ liệu định lượng và kiến thức lập trình, nhưng làm việc với nhiều loại người khác nhau và ưu tiên cho lợi ích kinh doanh.

Tôi định hình những nghiên cứu về vị trí này theo hướng thiên về các vai trò làm nổi bật điểm mạnh của mình và có một mạng lưới vững để hỗ trợ những điểm yếu của tôi (ví dụ, các nhà khoa học và phân tích dữ liệu sẽ giúp phát triển kỹ năng phân tích định lượng của tôi, các kỹ sư lãnh đạo công nghệ mạnh có thể giúp tôi định hướng và ưu tiên công tác phát triển).

Bước 3: Chuẩn bị câu chuyện của riêng bạn và đưa mình ra khỏi đó
Sau tất cả các cuộc gọi để lấy thông tin, tôi đã hiểu lý do tại sao một công ty nên thuê tôi làm quản lý sản phẩm, mặc dù tôi không có chức danh chính thức trong hồ sơ xin việc. Tôi tập trung vào tất cả các hoạt động giống như quản lí sản phẩm mà tôi đã thực hiện:
- Làm việc với các quản lý sản phẩm và kỹ sư để xây dựng các tính năng mới
- Đánh giá nhu cầu của người dùng và cân bằng các nhóm bên liên quan phức tạp
- Phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh

Cứ cho là dù việc chuyển đổi sang quản lý sản phẩm khó khăn như thế nào, chức danh quản lí sản phẩm khiến tôi cảm thấy giống như một xã hội bí mật mà chỉ có siêu nhân mới có thể xâm nhập. Những cuộc gọi mà tôi thực hiện đã rất hữu ích trong việc làm sáng tỏ vai trò của vị trí này và cho tôi thêm can đảm rằng tôi có đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc này.  

Để tự tin và đánh giá giá trị thị trường của chính mình, tôi đã đưa hồ sơ của mình lên Hired.com, một nơi các nhà tuyển dụng có thể tiếp cận bạn và thoả thuận lương với bạn. Tôi có một dự cảm tốt về việc mình đang ở đâu trong thị trường và khoảng lương nào tôi nên đề nghị. Cập nhật hồ sơ LinkedIn và để sang chế độ "sẵn sàng cho những cơ hội mới" cũng giúp ích cho một số yêu cầu tuyển dụng trong nước.

Bước 4: Những cuộc phỏng vấn thông tin có khả năng chuyển đổi thành phỏng vấn thực

Quay lại nhóm # 2 -  Quản lý sản phẩm (và những người khác) tại các công ty tôi thực sự hào hứng làm việc. Không có ai giới thiệu tôi cho đến khi tôi cảm thấy như mình đã hoàn thành nghiên cứu và tạo ra câu chuyện kể về trải nghiệm của mình.
Tôi nói chuyện với họ với suy nghĩ rằng mình đang trong một cuộc phỏng vấn thực tế và dành hầu hết các câu hỏi thông tin của tôi để hỏi cụ thể về công ty, cách thức hoạt động tài chính và kế hoạch chiến lược trong tương lai. Trong hầu hết mọi trường hợp, người đó đã giới thiệu trưởng phòng Nhân sự cho tôi để bắt đầu quá trình phỏng vấn.

Bước 5: Phỏng vấn, phỏng vấn, phỏng vấn
Khi tôi đi thành công qua vòng Nhân sự, công việc thực sự bắt đầu. Quy trình chung sẽ là: nói chuyện với ai đó đang làm ở công ty đó qua điện thoại -> Nhân sự nói chuyện qua điện thoại -> Quản lý nhân sự phỏng vấn -> làm bài tập về nhà -> Phỏng vấn tại công ty thường liên quan tới các bài thuyết trình về công việc của tôi, hoặc các tình huống thực tế, hoặc cả hai.

Tôi hi vọng rằng bài tổng quát ngắn gọn này sẽ giúp ích cho những ai đang mong muốn chuyển đổi sang vị trí quản lý sản phẩm, và chúc các bạn may mắn!

Nguồn: Medium